Truyền Kỳ Trên Quê Nam

*
°Rồi một hôm nọ, cô Hai Ngọc Diệm đi chợ Trung Lương hốt hụi chót. Khi cô ra về thì trời mưa lắc rắc. Cô không tiện ra ngoài đường để đón xe ngựa về Xóm Tre nên vào nhà lồng chợ tránh mưa. Bỗng cô gặp gần bên thớt thịt chú Xạch có hai người phụ nữ đang trải chiếu nằm. Một bà già tuổi ngoài 60, ốm tong teo, mặt nhăn nheo, má hóp. Còn cô thiếu nữ kia tuổi độ 16, 17, mặt mũi lem luốt, tóc tai dã dượi. Cả hai đều ăn mặc rách rưới, dơ bẩn, hôi hám. Động lòng trắc ẩn, cô hỏi bà già:- Thưa bà lão, bà ở đâu tới đây? Bộ không có nhà cửa gì sao mà phải ngủ ởthớt thịt như vầy?Bà lão thổn thức:- Chẳng giấu gì cô. Tui đây là kế thất của ông ngoại con nhỏ nầy. Ổng ở Rạch Cát, làm phu khuân vác cho chành lúa của chú Chệt Húng Lùng. Má nó bị chồng bỏ, rồi sau khi sanh nó ra, bị chứng hậu sản mà lìa đời. Tui nuôi nó từ khi nó hãy còn trứng nước. Sau đó chồng tui lìa đời. Hai bà cháu tui dọn qua Xóm Chiếu; tui bán món xôi cuốn bánh phồng để độ nhựt và cho nó đi học. Ai dè, tui bị chứng chi không biết, cứ kém ăn mất ngủ, thân thể khô riết nên không đi bán gánh bán bưng gì được. Ai dè phước bất trùng lai, họa vô đơn chí, xóm tui bị hỏa hoạn. Hai bà cháu quá giang ghe ống để về bên Đạo Ngạn kiếm nhà cô em chồng tui để tạm tá túc, chờ tui mạnh giỏi, sẽ kiếm chỗ khác nương náu. Ai dè con em chồng tui chết trước khi tui tới một tháng. Tui đành ra chợ Trung Lương ăn xin. Còn con nhỏ nầy đi tìm nhà giàu quanh vùng để làm thuê làm mướn, nhưng không ai biết gốc gác bà cháu tui ra sao, nên nó tìm việc làm không được. Bởi đó, hai ba cháu đành chờ gặp chỗ mưu sanh nên chiều chiều về nhà lồng chợ ngủ thớt thịt.Cô Hai Ngọc Diệm lấy năm cắc bạc, biểu cô gái mua hũ dầu cù là để đánh gió cho bà ngoại cô và một gói Cảm mạo phát tán trị bịnh cảm cúm cho bà. Sau đó, cô qua gần ga xe lửa Trung Lương, mướn xe thổ mộ đưa hai bà cháu về Xóm Tre, trình bày hoàn cảnh ngặt nghèo của họ cho song thân cô rõ. Ông Hương Giáo Giỏi khen:- Thấy người hoạn nạn mà con ra tay cứu vớt thiệt là hạp với cái bổn hoài của tía má vậy.Bà vợ bảo:- Căn nhà chứa cối xay lúa và cối giã gạo cùng mọi nông cụ hãy còn rộng lắm. Để tui sai con Thêm, con Chúc quét dọn rồi kê vạt tre cho hai bà cháu họ nghĩ tạm.Khi nhà chứa nông cụ được sạch sẽ và được kê giường, trải chiếu, giăng mùng xong thì cô Hai Ngọc Diệm pha nước ấm, lấy khăn bông, khuyên cô gái lau rửa mình mẩy cho bà già Hiệp. Bà Hương Giáo Giỏi lấy bộ quần áo vải ú hãy còn mới cho bà thay. Cô Hai cũng lấy chiếc áo lụa tím và chiếc quần hàng lá môn cùng bộ gương lược tuy rẻ tiền nhưng hãy còn mới đưa cho cô gái, khuyên cô gái nên tắm rửa và mặc quần áo sạch sẽ, chải gỡ tóc tai cho bóng bẩy hơn. Ai dè, sau khi tắm gội, o bế tóc tai, cô gái trở nên tươi mát xinh lịch khác thường. Dù giải nắng dầm sương mà cô không đen; nước da cô chỉ ngăm ngăm thôi, nhưng mịn màng và hồng hào chói lọi, so với cô Tư Ngọc Cơ thì cô đẹp hơn vài phân.Cô Hai Ngọc Diệm hỏi:- Em tên gì? Thứ mấy? Hồi trước học tới lớp mấy? Cô gái lễ phép:- Thưa cô em là con một của má em, tên em là Ngọc Nga. Nhưng kể theo anh chị bên dòng đích, em thuộc hàng thứ bảy. Hồi ở Xóm Chiếu, em học tới lớp nhứt, chỉ đậu bằng tiểu học.Cô Hai Ngọc Diệm bảo:- Vậy là em cũng có học lực khá. Số là người anh nhà bác của chị là Hương Hào Nghĩa có nhà ở cuối xóm. Cặp gái song sanh của ảnh là Kim Lan và Kim Huệ năm nay được 7 tuổi. Tụi nó chỉ muốn học chữ tới chừng nào biết viết, biết làm 4 phép toán mới thôi. Em đến đây đúng lúc. Để chị dàn xếp cho em làm gia sư của hai con Kim.Bà Hương Giáo Giỏi tán thành:- Cháu tới đây thiệt may cho cháu mà cũng may cho hai con Kim nữa.Con Chúc vừa khi trời chạng vạng, bưng cho bà già Hiệp một chiếc mâm cây, trên có đặt một thố cháo trắng, một dĩa cá lóc kho tiêu, một dĩa thịt ướp muối chiên vàng, một dĩa dưa cải chua và một chén nước tương dầm ớt. Còn cô gái được mời ăn cơm chung với cả nhà xung quanh chiếc bàn dài đặt giữa phòngăn.Thằng Hi thắp đèn mọi nơi trong nhà, rồi báo cáo:- Cậu út vừa đi Bến Tranh về, hiện thay quần áo trong buồng, sắp ra ngay. Cậu Ba Tấn Hên cười:- Hôm nay, thằng út mà về đây kịp bữa ăn cũng là chuyện lạ.Cậu Út Tấn Giàu xuất hiện với bộ pyjama bằng lụa lèo màu hột gà, bảo:- Chẳng có gì lạ hết. Em đội mưa về đây cốt là báo tin lành cho chị Hai đó thôi.Chợt thấy có cô gái lạ, cậu bảo:- Để tối nay, em thuật cho cả nhà nghe. Bây giờ em đói bụng quá. Ăn cơm xong rồi hẳng hay.Tại bàn ăn, cậu Út Tấn Giàu nhìn sững cô gái lạ. Chu choa ơi, con nhà ai màđẹp nồng nàn khỏe mạnh như vầy? Cô ta có mắt sao, mày nguyệt, tóc mun gợn sóng trước trán, da vỏ lựu rám nắng, thân thể tuy mập mà xinh lại có lưng ong thắt đáy nữa. Cô gái cũng bàng hoàng nhìn cậu út, mắt long lanh ướt rượt. Cậu út cứ lén lút nhìn cô, tâm trí lửng đửng lờ đờ, thái độ như con ốc mượn hồn. Bữa cơm chiều nay gồm có món canh chua cá bông lau nấu với dưa măng, món thịt gà xào sả ớt, món hủ tíu xào với giá sống và tôm thịt có rải ngò thơm, món cá thịt kho chung đệm trứng luộc, món sườn nướng ướp củ hành. Thức ăn đã bộn bàng rồi, nhưng cô Hai Ngọc Diệm lại mang lên tô ba khía trộn chanh đuờng. Nhưng mà ủa lạ! Cậu Út Tấn Giàu cảm thấy thức ăn không có mùi vị gì cả. Đầu óc cậu cứ lỡn vỡn hình ảnh cô Bảy Ngọc Nga và cái ý định ve vãn cô cho bằng đuợc.Bữa cơm vừa xong thì cơn mưa dứt hột. Đợi cho khách về buồng riêng, cậuÚt Tấn Giàu bảo tía má của mình:- Ông bà Cai Tổng Thạnh Diệp Phước Tập ở chợ Bến Chùa có nhờ ông Hương Chủ Thạnh ở Bến Tranh làm mai cưới chị Hai con cho con trai ổng là Tú Tài Diệp Phước Hơn. Cho nên con liền về đây báo in cho tía má mừng.Ông Hương Giáo Giỏi có vẻ suy nghĩ lung lắm:- Tía nghe nói ông bà Cai Tổng Tập lường tro đãi trấu, ăn ở khắc bạc với tá điền và tôi tớ trong nhà. Đó là nơi thiếu ân đức, làm sao tía má dám làm sui gia với họ cho được?Bà Hương Giáo Giỏi buồn bực:- Con Hai nhà mình kể như quá lứa rồi. Gặp nơi có căn cơ và có con trai khoa bảng thì mình cũng nên định phân duyên nợ cho nó.Cô Hai Ngọc Diệm can gián:- Không được đâu má ôi. Con nghe đồn cậu Tập chơi bời bạt mạng, có con rơi con rớt cả đống. Con về làm vợ cậu chỉ mắc công ghen tương khổ sở mà thôi. Biết đâu cậu tham sắc tham tiền rồi bỏ con bơ vơ nửa chừng?Cậu Ba Tấn Hên điềm đạm:- Mình phải điều tra cho kỹ. Miệng lằn lưỡi mối có nhiều khi sai sự thiệt. Tuy nhiên, mình cũng không nên quá coi thường lời đồn đãi.Cậu Út Tấn Giàu cười:- Con chỉ báo tin cho tía má rõ. Còn việc quyết định chuyện chung thân cho chị Hai là quyền của tía má. Tuy nhiên, người đời thích nói ra, chớ ít ai nói vô, do đó mà hư bột hư đường ráo trọi.Bắt đầu canh một, bà Hương Giáo Giỏi sửa soạn tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Cô Hai Ngọc Diệm cùng con Chúc cắm ngũ hoa vào bình da rạn gồm bông điệp đỏ, bông hoàng điệp, bông trang hường, bông nở ngày tím, bông cẩm nhung trắng sọc tím. Trên cái chò ba chân là cái dĩa quả tử lớn gần bằng cái mâm thau đựng ngũ quả gồm có chuối, mãng cầu xiêm, trái thơm tây, đào lộn hột, ổi xá lỵ. Đèn pha lê được thắp lên, nhang ngọc quế được đốt cháy lập lòe. Nghe tiếng bà chủ nhà tụng kinh, bà già Hiệp chổi dậy súc miệng, rửa mặt và chải đầu để bước ra trung đường nghe kinh.*
°Sáng hôm sau, cô Bảy Ngọc Nga lên trung đường thưa với ông bà HươngGiáo Giỏi:- Thưa ông bà, ngoại của cháu đã giảm bịnh. Ngoại biểu cháu lên đây xin phép ông bà cho hai bà cháu của cháu kiếu từ.Ông Hương Giáo Giỏi đang nhâm nhi chén trà Liên Tâm, liền ngăn lại:- Bà ngoại của cháu chưa lợi sức. Xin cứ ở đây tinh dưỡng cho tới khi nào hoàn toàn bình phục hẳng hay.Bà Hương Giáo Giỏi nói:- Cháu quên chuyện dạy học rồi sao? Cháu mà đi làm mướn thì uổng công ăn học của cháu, lại cực thân cực xác lắm cháu ôi!Cô Hai Ngọc Diệm dịu dàng:- Em có nghe bác gái em nói đó không? Thôi thì cung kính bất như tuân lịnh.Cô Bảy Ngọc Nga đành về khuyên bà già Hiệp ở nán lại Xóm Tre. Cô HaiNgọc Diệm soạn mớ quần áo tươm tất cho cô Bảy. Còn bà Hương Giáo soạn mớ quần áo lành lặn cho bà già Hiệp. Hôm sau, khi mở rương ra để tìm chiếc áo túi màu hường cánh sen, cô Hai chợt thấy đôi bông tai bằng đồng nhận mặt hổ phách hơi cũ, liền chùi sáng để tặng cô Bảy kèm với chiếc áo túi. Ai dè khi cô Bảy đeo bông vào tai thì chất đồng biến thành vàng pha đồng sáng trưng, còn hổ phách giống như ngọc truờng thọ tức là loại kim cương màu vàng như màu hoa trường thọ (jonquille), sáng chói hơn hoàng ngọc (topaze) thập phần.Riêng cô Tư Ngọc Cơ một hôm mượn cớ đi Xóm Tre để cho biết khách lạ, nhưng cốt gặp mặt cậu Ba Tấn Hên. Cô mang một chục xoài cát, một chai nước mắm Hòn, một mớ tôm trứng chấy, một ơ cá bống trứng kho tiêu để làm quà tía má chồng tương lai của mình. Cô cũng không quên biếu cô Bảy Ngọc Nga chiếc áo xuyến tím, chiếc quần cẩm cuốn đen và một chiếc vòng bánh ú bằng đồng gọi là lễ sơ kiến. Chu choa ơi, chiếc vòng khi lồng vào cườm tay mặt cô Bảy rồi thì màu đồng đỏ trở thành màu vàng diệp lóng lánh. Những hình bánh ú (hình Kim Tự Tháp) chạm trên mặt đồng thì sáng hơn vàng chảy lõng, đẹp không bút mực nào tả xiết. Ai cũng lấy làm lạ.Cô Tư Ngọc Cơ không đẹp lắm, nhưng rất cao sang quí phái và thiệt có duyên, lại khéo trang điểm. Cô mặc chiếc áo dài bằng hàng Thượng Hải màu gạch tôm thêu những chùm nho trái tím lá xanh, quần cẩm nhung đen, chơn đi giày nhung tím thêu cườm ngũ sắc. Tai cô đeo bông nhận mặt kim cương, cổ cô đeo xâu chuỗi trân châu gồm ba vòng. Hai cườm tay cô lồng cặp vòng cẩm thạch xanh lặt lìa. Hai ngón tay trỏ cô đeo hai chiếc cà rá cẩn một hột trân châu và một hột huyền châu, hột nào cũng cỡ trái trứng cá. Mặt cô giồi phấn sương sương, môi cô tô son màu hường hột lựu phơn phớt, mày cô tỉa mỏng và cong vòng, móng tay và móng chưn cô phết lớp sơn màu huyết bồ câu bóng lộn.Cô Hai Ngọc Diệm muốn cho em trai và bạn của mình có dịp tâm tình nhau nên sai cả hai đi hái chanh, hái khế, hái mận. Cô rủ cô Bảy Ngọc Nga xuống bếp phụ mình nấu nướng để có dịp chuyện trò với nhau. Chừng đúng ngọ, cơm canh được dọn trên chiếc bàn dài. Ngoài món cá bống trứng kho mặn và món tôm trứng chấy còn có món canh khoai mỡ nấu với tôm bóc vỏ, món cá rô mề chiên dầm nước nước mắm tỏi ớt, món đậu đũa xào gan heo. Cô sai con Chúc kêu cậu Ba và cô Tư về dùng cơm.Cô Tư Ngọc Cơ ở chơi tại Xóm Tre nửa ngày. Khi cô ra về, bà Hương GiáoGiỏi gởi tặng ông bà sui mình hai hộp trà Ô Long, hai phong bánh in hiệu HuêPhong, con khô cá mặn (hầm dĩ) nặng hơn một ký, một cân dưa ngó sen, một hũ dưa bồn bồn. Khi thằng Hi sắp cho xe rút chạy, cô Tư liếc qua cậu Út Tấn Giàu bảo cô Bảy Ngọc Nga:- Nè em, em nhỏ tuổi hơn chị Hai Ngọc Diệm và tui. Đã không biết nhau thìthôi, nay tụi mình có dịp chuyện vãn tương đắc. Tụi mình nên coi nhau như chị em trong nhà, thôi thì em nên gọi chị Hai và tui bằng chị và xưng em cho thân mật.Cô Bảy Ngọc Nga, má đỏ hây hây, mắt long lanh ướt khi liếc qua cậu Út TấnGiàu:- Em xin vưng lời chị. Chị Hai dạy em rằng cung kính bất như tuân lịnh.*
°Bà già Hiệp đã hoàn toàn bình phục. Bà xin dọn ở riêng để tự túc. Sẵn căn chòi giữ vườn ở cuối góc vườn, ông bà Huơng Giáo Giỏi yêu cầu hai bà cháu ra ở tạm, lại còn tặng cho bà chiếc vạt tre, bàn ghế bằng gỗ tạp cùng mùng mền, chén dĩa, nồi niêu. Hương Hào Nghĩa thì tặng bà mười đồng để bà mua sắm vật dụng cần thiết.Trước nhà có cây mít tàn rậm lá. Bên hông nhà là cái ao có lơ thơ vài khóm bông súng trải lá trên mặt nước, có thêm vài cụm bèo cánh tròn tròn xinh xinh.Bà già Hiệp mỗi ngày quãy gánh xôi cuốn bánh phồng ra bán ở Ngã Ba Trung Lương. Món xôi của bà có cái lạ hơn. Cũng là xôi nghệ được cuốn trong tấm bánh phồng ướt mềm nhờ ủ trong khăn nhúng nước mát, cũng có lớp đậu xanh tán nhuyễn trải lên xôi, cũng có rắc dừa nạo, đường cát mỡ gà, muối mè. Nhưng bà còn thêm vào đó một chút mỡ hành béo ngậy và vài ba miếng bánh dầy lớn cỡ đồng xu, làm bằng bột gạo. Món điểm tâm nầy vừa ngon vừa không mắc lắm. Cho nên, mỗi sáng, chừng cỡ chín giờ ngoài là bà bán hết xôi.Có dư giả chút đỉnh, bà già Hiệp sắm quần áo thêm cho cô Bảy Ngọc Nga: một chiếc áo dài bằng vải ba-tít (batiste) màu hường, ba cái quần vải xiêm, một cái áo bà ba bằng vải nền tím tươi in bông cúc trắng, một cái áo bà ba bằng vải trắng in bông đỏ lá xanh. Lạ một điều, những cái áo mà cô Hai Ngọc Diệm và cô Tư Ngọc Cơ tặng tuy hơi cũ, màu hơi phai hoặc hơi lu, nhưng một khi được cô Bảy Ngọc Nga mặc vô thì trở nên mới mẻ, màu sắc tươi thắm khác thường. Còn quần áo do ngoại cô sắm thì vải sồ thô tháp trở nên mỏng mịn, lụa không ra lụa, hàng không ra hàng, vân, xuyến, nhiễu không ra vân, xuyến, nhiễu. Sợi chỉ dệt lóng lánh như kim tuyến và mướt mịn hơn tơ, bông hoa trên áo nổi cộm lên như thêu bằng những mũi chỉ tinh vi.Cô Bảy Ngọc Nga nhờ chải chuốc tóc tai, nhờ ăn mặc lành lặn nên dung quang của cô sáng rỡ như trăng rằm. Vợ Hương Hào Nghĩa vốn ưa thọp thẹp, vốn lắm mồm nhiều chuyện, bèn nói hành nói tỏi với mấy mụ thèo lẻo trong xóm:- Chú Út Tấn Giàu ưa chơi bời bạt mạng nên đi hỏi đám nào cũng bị đàng gái nạng ra hết. Túng thế, chú thím của chồng tui mới kiếm thứ trôi sông lạc chợ, gốc tích mù mờ đem về nhà o bế để cưới cho thằng con út trời đánh thánh đâm của ổng bả đó đa.Khi nghe Hương Hào Nghĩa cho biết rằng cô Bảy Ngọc Nga mỗi ngày sẽ qua nhà mình để dạy hai con Kim Lan và Kim Huệ học hành thì y thị nổi máu Hoạn Thơ liền. Y thị xỉa xói chồng bằng giọng rít róng như xoáy vào đầu chồng:- Con đó có tướng lăng loàn trắc nết, cặp mắt ướt rượt thấy mà hãi hùng.Còn mình tuy khù khờ mà lòng dạ lỏng lẻo. Nó mà láng cháng vào đây là giở trò hồ mị để lẹo tẹo với mình sau lưng tui, rồi bòn rút hết của cải của tui. Tui muốn hai con Kim phải qua nhà nó học tốt hơn.Hương Hào Nghĩa đành bỏ công bỏ tiền ra dựng thêm hai chái và trổ thêm căn bếp cho ngôi nhà được rộng rãi hơn.Từ đó, mỗi ngày hai buổi, Kim Lan và Kim Huệ mang tập vở qua nhà bà già Hiệp để học tập. Vợ Hương Hào Nghĩa tuy mồm miệng tía lia, nhưng lòng dạ thưa thớt. Thấy hai cô con gái của mình đọc sách trôi chảy, viết chữ đều nét và thẳng lối ngay hàng, lại còn bắt đầu biết thêu những môn dễ nên y thị thường qua viếng cô Bảy Ngọc Nga, thỉnh thoảng tặng cô một vài món ngon không mắc mỏ chi nhiều. Thấy hai món nữ trang của cô chói sáng khác thường, y thị mượn đeo thử thì đôi bông và chiếc vòng lu mờ ánh vàng nước ngọc để trở về loại vàng và loại ngọc rẻ tiền ngay. Cũng vậy, áo nào của cô Bảy mà lên mình y thị thì thứ nào hườn lại thứ nấy, bản chất vẫn y nguyên, trước sao sau vậy.Riêng cậu Út Tấn Giỏi, từ khi thấy cô Bảy Ngọc Nga mặn mòi óng ả nên ráo riết ve vãn cô, nói giọng đôi giọng ba để dụ dỗ cô vào con đường quấy. Cô vẫn tiếp chuyện với cậu thật vui vẻ, lễ độ, không bao giờ suồng sã lả lơi, sắc mặt vẫn điềm đạm.Cậu Ba Tấn Hên khuyên can em:- Tía má giúp người hoạn nạn cốt gây ruộng phước cho tụi mình. Nếu em ve vãn gái đồng trinh rồi bơm cho cô ta một cái bầu thì em chịu tội 10 phần, còn tía má phải lãnh 6 phần. Như vậy em còn mang thêm tội bất hiếu nữa.Một hôm, bà già Hiệp đi ăn giỗ ở Đạo Ngạn, cậu Út Tấn Giàu xuống nhà bà để dê cô Bảy Ngọc Nga. Lúc đó, cô đang vo gạo ở sàn nước gie ra ngoài mé ruộng, bên cạnh cái lu đựng nước lóng phèn. Cậu ỡm ờ:- Cô Bảy hôm nay ăn cơm một mình, có buồn không? Đũa và guốc đều có cặp có đôi. Mai kia một nọ, bà ngoại cô lìa trần, bộ cô tính ăn cơm một mình hoài hay sao?Cô Bảy cười duyên dáng:- Ăn cơm với khách thì mắc công đơm cơm và xới cơm cho khách, lại còn gắp thức ăn cho khách nữa. Đó là gặp khách tử tế, còn gặp khách kỳ khôi thì còn bực mình đến đâu?Cậu Út Tấn Giàu cười mơn:- Cô ăn nói dễ thương, thấy mà muốn hun...Khi cô chổng mông thòng chiếc gàu xuống bàu nước để rửa sạch sàn ván thì cậu Út Tấn Giàu vỗ đít cô một cái bép rồi vừa đi mau ra sân vừa sàm sỡ:- Cái đít tròn vo coi ngon lành quá, thấy mà muốn cắn!Vừa về tới nhà, cậu thấy bàn tay mình sưng vù, nghĩ chắc là mình bị trặc cườm tay nên cậu tìm ông thầy Tàu ngoài chợ Trung Lương để sửa gân cốt bị trẹo. Chưa tỡn, cậu còn muốn sờ soạn, nắn bóp ngực cô Bảy. Dịp may đến. Một buổi sáng nọ, cậu dạo vườn, bắt gặp cô Bảy Ngọc Nga đang hái bông công chúa, một tay cô níu nhánh bông, còn tay nọ cô hái bông. Cậu liền thò hai tay bóp ngực cô rồi chạy biến vào nhà. Cô thiếu nữ nhìn theo, vẫn cười thiệt tươi, ánh mắt loang loáng đưa qua đưa lại. Nhưng vừa về tới buồng, cậu út bỗng nghe hai cánh tay mình đau thốn, cổi áo ra thì thấy hai cánh tay sưng vù và đỏ ửng. Cậu lại đi thầy Tàu, được thầy bó thuốc. Nhưng suốt ba ngày, hai cánh tay vẫn sưng, hành hạ cậu đau nhức dữ dội. Cậu tính đi thầy thuốc Tây ở ngoài tỉnh Mỹ Tho. Nhưng một trưa nọ, giữa lúc hai cậu Tấn và mọi phụ nữ trong nhà ngồi xúm xít quanh chiếc bàn dài để ăn món ốc len xào dừa, món ốc lác và ốc bươu luộc chấm nước mắm gừng sả thì cô Bảy Ngọc Nga đem một chục mãng cầu dai tới biếu. Đợi lúc bà Hương Giáo Giỏi lên trung đường tiếp khách tới viếng, cô đưa cho cô Hai Ngọc Diệm một phong bao đỏ, nói:- Ngoại em nghe nói cậu út vói tay hái vú sữa nên bị boong gân. Chèn ơi, vú sữa hiện giờ hãy non, cậu hái làm chi không biết! Sao không đợi vú sữa chín vừa ngọt vừa mềm hẳng hái, hả cậu? Còn đây là gói thuốc tán do ngoại em tặng cậu có thể trị bịnh sưng tay cho cậu.Cô cười hăng hắc, bắt qua chuyện khác. Tối hôm đó, cậu Út Tấn Giàu uống trọn gói thuốc thì sáng hôm sau hai cánh tay cậu hết sưng, có thể co duỗi được. Từ đó, cậu hết xà quần theo cô Bảy, thay đổi thái độ và ngôn ngữ mỗi khi chạm mặt cô. Cô Hai Ngọc Diệm thắc mắc:- Ủa la! Sao lóng rày thằng út hết suồng sã với con Bảy và cũng không có xun xoe ve vãn con nọ vậy kìa?Cậu Ba Tấn Hên đoán:- Chắc nó yêu thương thành thiệt cô nọ nên nó tỏ ra lễ độ với cổ chớ gì?Quả vậy, cậu Út Tấn Giàu vùa kính nể vừa say mê cô Bảy Ngọc Nga. Hai cánh tay cậu vừa cử động được thì trái tim cậu bắt đầu chứa cái bịnh tương tư nên cậu biếng ăn kém ngủ. Cô Bảy Ngọc Nga gặp cậu vẫn chào hỏi niềm nở. Và một hôm, cậu đang nằm vùi, tỉnh không ra tỉnh, mê cũng không ra mê, cứ chập chà chập chờn thì cô nhét một tờ giấy qua khe cửa buồng cậu. Thơ rằng:NHĂN NHỦHỡi trang mỹ mạo, khách phong lưuXót ngọc thuơng hương chớ hận cừuGiữa lũ diều hâu, gìn phận énTrong bầy lang sói, giữ thân hươuLuôn nhìn về hướng gương trinh liệtNên vượt ra vòng bẫy kế mưuGiữ phẩm tuyết băng riêng phận mỏngThói thường: cẩn trọng tắc vô ưu.Cô Hai Ngọc Diệm muốn tác hiệp cô Bảy Ngọc Nga cho cậu Út Tấn Giàu. Ông Hương Giáo Giỏi do dự:- Để thủng thẳng coi sao. Con nhỏ đó giỏi giắn, lại ăn nói bải buôi, nhưng mình chưa biết căn cội của họ thì tác hiệp sao được?Cậu Ba Tấn Hên khuyên:- Hồi mới về đây, họ đâu có giấu gốc gác bần cùng của họ. Cô Bảy nết na, có tướng vượng phu ích tử. Thằng út nhà mình một khi lập gia đình với cổ là sẽ nghe lời cổ để chí thú mần ăn, tạo dựng cơ nghiệp mấy hồi.Bà Hương Giáo Giỏi nói:- Con Bảy như chim loan, chim hoàng sanh trong ổ quạ. Xin ông nên nghe lời thằng Ba.*
°Bên ông bà Cai Tổng Tăp nhờ ông Hương Chủ Thạnh đến Xóm Tre nhắc đi nhắc lại lời cầu hôn. Cậu Út Tấn Giàu sau mấy lần dò hỏi và điều tra cách ăn ở cùng cách cư xử của gia đình ông Cai Tổng Tập đối với những người mà họ tiếp xúc, liền cho tía má mình biết:- Ông Bà Cai Tổng hà tiện, vắt cổ chày ra nước và đối xử tệ bạc đối với kẻ dưới tay họ. Còn cậu Tú Tài Hơn thuộc thứ con phá của; ảnh có con rơi con rớt ba bốn đứa gì đó. Ảnh đã cưới một cô vợ vốn con nhà giàu ở Chợ Đệm. Nhưng cô ta bị chồng lạnh lạt, lại còn bị cha mẹ chồng hà khắc nên bỏ trốn lên Biển Hồ xứ Cao Mên, sau đó cổ kết hôn với một thằng Tây chủ vựa khô vựa cá giàu lắm.Ông bà Hương Giáo Giỏi nghe vậy hỡi ôi, ngồi trơ một đống. Cô Hai Ngọc Diệm dịu dàng:- Thưa tía má, nhà mình lấy nhơn đức làm gốc. Thà con ở vậy suốt đời, chớ nhào vô gia đình đó làm dâu sao được?Cậu Ba Tấn Hên phụ họa:- Chị Hai mà lấy thứ chồng đức mỏng nghiệp dầy thì sẽ đẻ một lũ con chẳng ra gì. Đó là những linh hồn mang nặng ác nghiệp xúm lai đầu thai làm con, chớ không phải con tiên con thánh đầu thai đâu?Lúc đó, có bà già Hiệp đến chơi. Nghe qua tự sự, bà nhìn cô Hai Ngọc Diệm lom lom rồi bảo ông bà Hưong Giáo Giỏi:- Thưa ông bà, cô Hai tuy không có huê dung nguyệt mạo, nhưng đâu có thiếu từ tâm cùng oai đức? Tui vốn biết khoa tướng số và khoa nham độn. Theo tui biết thì Tú Tài Hơn là giai ngẫu của cổ đó. Khi cổ về làm dâu ông bà Cai Tổng Tập rồi thì cổ sẽ được chồng thương yêu, sẽ cải hóa tía má chồng.Ông Hương Giáo Giỏi tức cười:- Bà nói vậy thì sao không làm thầy bói để độ nhựt? Đàng này, bà lại đi bán xôi làm chi cho cực khổ?Bà già Hiệp cười:- Tui là Phật tử thuần thành, hành nghề bói toán sao được? Nhưng vì thọ ơn ông bà và cám cảnh đơn chiếc của cô Hai, tui mới thày lay để tìm cách giúp cổ. Ông bà mình ưa nói: Mặt rỗ còn có khi lì / Tay em cán vá, mụ nội em trì cũng không ra. Nhưng đối với tui, mặt rỗ hay tay cán vá mà nhằm nhò chi?Bà sai cô Bảy Ngọc Nga về nhà lấy chai rượu thuốc pha phẩm hường và hũ thuốc cao màu trắng đục như mỡ đặc. Bà dặn cô Hai Ngọc Diệm tối hôm đó xức một chút thuốc cao lên mặt, rồi sau đó vừa uống rượu pha phẩm hường vừa xức thuốc cao.Ngày hôm sau, khi rửa mặt xong, cô Hai Ngọc Diệm soi kiếng, thấy những vết rỗ hoa mè biến mất. Nhưng da mặt cô không mỏng mịn, môi và nướu răng cô hãy còn xám xịt, tròng mắt cô vẫn không long lanh, ánh mắt cô vẫn lờ đờ mệt mỏi...Dù sao, cả nhà đều mừng rỡ, cho rằng bà già Hiệp là thần y biết chế biến thánh dược để hoán cải dung nhan.Sau một tuần lễ uống rượu thuốc và xức thuốc cao, cô Hai Ngọc Diệm có một khuôn mắt sáng rỡ như trăng rằm, da mặt tuy ngăm đen nhưng mỏng mịn như da trẻ sơ sanh. Sắc hồng hào chiếu rạng ngời trên dung nhan đổi mới. Môi và nướu răng cô cùng lòng bàn tay và gót chơn cô cũng có sắc hường tươi ơi là tươi!Vợ Hương Hào Nghĩa thấy rượu còn nửa chai, thuốc dán chỉ vơi một phần ba hũ, liền năn nỉ cô Hai Ngọc Diệm:- Bây giờ cô xinh lịch như tiên nga chốn non Bồng. Xin cho tôi phần rượu và phần thuốc cao còn lại để tui hoán cải dung nhan lu lít ố mờ của tui. Chồng tui tuy không nói ra, nhưng chắc ảnh không thú vị gì mà phải ôm ấp con vợ sút kém bóng sắc như tui.Cô Hai Ngọc Diệm sẵn lòng chiều theo ý người chị dâu họ ó đâm của mình. Nhưng khi rượu và thuốc cao hết sạch, dung mạo của y thị vẫn không thay đổi. Bà Già Hiệp khuyên:- Số của thím không thể làm trang quốc sắc được. Cái vinh diệu đó dành cho hai con Kim sau nầy. Tuy nhiên, nếu thím siêng chăm tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và y theo kinh mà tu tâm sửa tánh thì thím sẽ có một thứ nhan sắc mặn mòi và sáng sủa hơn.Vợ Hương Hào Nghĩa răm rắp tuân lời bà già Hiệp. Từ đó y thị bớt cái miệng thiên tai thủy ách, không dùng cái lưỡi đôi chiều độc hại nữa. Dần dần bầu tâm cảnh y thị sáng làu làu nên sắc mặt y thị rạng rỡ như trăng rằm trung thu nên được chồng cưng chiều. Y thị lại sanh cho chồng một thằng con trai bụ bẫm nữa. Song đó là chuyện về sau.Ông bà Hương Giáo Giỏi bằng lòng cho ông bà Cai Tổng Tập, ông Hương Chủ Thạnh cùng Tú Tài Hơn đến viếng nhà. Bà Hương Giáo Giỏi có nhắn ông bà Hương Quản Mẹo cùng cô Tư Ngọc Cơ tới chơi hôm đó.Bà già Hiệp dặn cô Tư Ngọc Cơ:- Cô Hai nhà nầy không thạo khoa trang điểm, vậy nhờ cô tô hồng chuốc lục dùm cổ.Bà day qua cô Hai Ngọc Diệm:- Nè cô, cô chớ sợ ông bà Cai Tổng Tập. Họ dẫu có ó đâm trật búa cách chi cũng phải khuất phục trước một kẻ có cái oai đức tích tụ từ bao kiếp truớc của cô. Còn cậu Tú Tà Hơn dù có tham dâm háo sắc cách mấy cũng phải yêu dấu một kẻ đoan trang và nghiêm chỉnh như cô mà dẹp bỏ chuyện bướm ong trăng gió ngoài mái nhà mình. Để rồi cô coi.Bà già Hiệp và cô Bảy Ngọc Nga lãnh phần đi chợ và nấu nướng. Bà đón được cá biển từ Gò Công chở qua nên bà làm món cá nhám hấp thoa mỡ hành để cuốn bánh tráng, rau sống và chấm mắm nêm. Món thứ hai là cá khoai chưng với kim châm, nấm mèo, gừng xắt chỉ, tương hột và thịt bằm nhuyễn. Món thứ ba là cá đuối xào cải rỗ. Ngoài ra còn món chạo nướng mía, món gà hấp muối, món lòng gà xào mướp hương.Cô Hai Ngọc Diệm làm sẵn các món bánh để ăn tráng miệng: bánh xửng tai oằn như bông huệ năm cánh vừa xốp như bông đá vừa trắng phau phau, lớn cỡ cườm tay. Món bánh men trắng bắt bông đường hình chùm nho tím với vòi và lá xanh. Món bánh đông sương của người Huế bằng sương sa trong vắt in vân xanh, vân đỏ, vân tím, vân lục, vân vàng. Món bánh phục linh trắng như giồi phấn nổi hình bông cúc, bông mai, bông mẫu đơn. Món bánh lá dứa trắng phau như kết bằng reng thêu. Những thứ bánh nầy vừa đẹp mắt vừa ngon miệng nữa.Cô Tư Ngọc Cơ chải đầu và giồi phấn thoa son cho cô Hai, nhưng không biết làm cách sơn móng tay móng chơn cho bạn. Cô Bảy Ngọc Nga sau khi phụ bếp cho bà ngoại cô xong, về nhà lấy chiếc hộp gỗ trầm hương rồi bước vào buồng cô Hai Ngọc Diệm. Thấy cái búi tóc của cô Hai tuy có có khéo, nhưng không hạp theo trào lưu trang điểm kim thời nên cô bảo cô Tư Ngọc Cơ:- Tóc chị Hai hơi cứng, dễ chải đầu phùng. Để em làm thử coi.Cô Bảy mở hộp trầm hương lôi ra hai lọ thuốc sơn móng tay màu hường, một mớ kẹp tóc và hai chiếc lược đồi mồi dùng cài mép óc, trên sống lưng mỗi chiếc có gắn một hàng trân châu. Cô thoa một chút dầu sáp ở phần tóc trên đầu cô Hai rồi nhấn ba lượn sóng thiệt khéo. Cô không bới đầu lèo hình cái bánh tiêu tròn dẹp dẹp đâu. Cô cuốn tóc theo kiểu tay rế như tóc mấy bà Đầm, rồi giắt lược đòi mồi trên hai mép tóc. Xong, cô thoa móng tay và móng chơn cho cô Hai, lớp sơn thiệt mỏng, thiệt đều chớ không lợn cợn, khéo ơi là khéo!Cô Hai Ngọc Diệm lấy làm lạ:- Ủa, em học nghề trang điểm hồi nào vậy? Cô Bảy Ngọc Nga cười:- Thưa chị, có một thuở em làm nghề quét dọn cho một mỹ viện ở Sài Gòn nên em học lóm nghề nầy.Cô Tư Ngọc Cơ thắc mắc:- Em mua hộp gỗ trầm hương và thuốc sơn móng tay hồi nào? Cô Bảy Ngọc Nga bảo:- Hộp gỗ nầy của má em để lại. Còn hai lọ thuốc sơn móng tay nầy do ngoại em mua hôm qua để hôm nay dùng cho chị Hai.Khi bưng nước mời khách, cô Hai Ngọc Diệm mặc áo dài bằng nhung hường, quần sa-teng tuyết nhung đen, đeo một sưu bộ kim cương gồm bông tai, giây chuyền buớm, vòng tay, cà-rá, trâm gài chéo áo, mỗi hột kim cương lớn trưu trứu, chiếu nước trắng tím sáng ngời.Phía sau bức mành trúc, cô Tư Ngọc Cơ, cô Bảy Ngọc Nga cùng vợ Hương Hào Nghĩa cùng hai cô tớ gái xúm xít nhìn cô Hai Ngọc Diệm và Tú Tài Hơn. Chàng cao lớn, vóc thanh cảnh, mặt thanh tú. Bộ complet màu xám trân châu, chiếc cà vạt đen in nút chuồn màu xanh da trời, đôi giày đen đánh bóng lóe sao làm cho chàng càng đẹp trai hơn, trội hơn hai cậu Tấn vài phân.Vợ Hương Hào Nghĩa trầm trồ:- Cậu Hơn đẹp trai như vầy, cô Hai nhà mình mắc công giữ chồng. Cô Tư Ngọc Cơ bảo:- Chị Hai em bây giờ đẹp như phụng múa loan xòe.Cô Bảy Ngọc Nga bắt bẻ:- Chị Hai thùy mị đoan trang, chớ có õng ẹo, uốn éo như phụng múa loan xòe đâu.Cô Tư Ngọc Cơ cười:- Đó chỉ là cách ví von cái đẹp của phụ nữ vậy thôi!Trong bữa ăn, ông bà Cai Tổng Tập hết lời khen ngợi cô Hai Ngọc Diệm. Tú Tài Diệp Phước Hơn cứ nhìn cô chúm chím cười hoài, cặp mắt long lanh tình tứ. Ông Cai Tổng Tập vui vẻ:- Thưa anh chị Huơng Giáo, vợ chồng tui thường nghe dân chúng quanh vùng chỉ khen cháu Hai đây giữ gìn tứ đức đều vuông tròn, vẹn vẻ, nhưng lại thiếu bóng sắc. Ngờ đâu lời đồn thất thiệt, nên thằng con trai tụi tui cứ dục dặc hoài. Nay, tui chắc nó không lộn nài bẻ ống để tấn hành chuyện kết tóc se tơ với cháu Hai đây.Bà Cai Tổng Tập khẩn khoản:- Vậy thì xin anh chị mau mau tác hiệp cho hai trẻ nên vợ nên chồng để tui có cháu nội bồng. Thiệt tình, vừa thấy con Hai sao tui thương nó quá!Tú Tài Hơn khiêm nhượng:- Thưa Hai bác Hương Giáo, thưa bác Hương Chủ, thưa tía má, con chỉ sợ cô Hai chê con luông tuồng, chớ riêng phần con thì tía má định phân duyên nợcon ra sao, con đâu dám cãi.Ông Hương Chủ Thạnh xen vào:- Cuộc hôn nhơn nầy tốt lắm đa. Cháu Tú lớn hơn cháu Hai một tuổi. Cổ nhơn thuờng nói: Nhứt gái lớn hai, nhì trai lớn một.Ông Hương Giáo Giỏi hớn hở:- Để vợ chồng tui coi ngày làm đám hỏi và ngày cuới. Trước khi ra về, Tú Tài Hơn bảo cô Hai Ngọc Diệm:- Từ đây cho tới ngày đám cưới, anh sẽ qua đây trước viếng hai bác, sau là mong được ăn món ngon vật lạ do em làm.Cậu Út Tấn Giàu bắt bẻ:- Bộ anh qua đây chỉ nghĩ tới món ngon vật lạ do chị em làm thôi sao? Tú Tài Hơn cười hề hề:- Đó là chỉ là một cách nói. Anh nói vậy mà không phải vậy, út à.Hôm sau, ông bà Hương Giáo Giỏi mời bà già Hiệp lên chơi, và ngõ ý cưới cô Bảy Ngọc Nga cho cậu Út Tấn Giàu. Bà già Hiệp cảm động:- Được vậy thì còn gì bằng. Gả nó vào chỗ tử tế như gia đình ông bà là tui làm tròn lời ủy thác của má nó và của chồng tui. Rồi đây, con cháu ngoại tui sẽ làm cho cậu út sửa tánh thay nết, dựng nên cơ nghiệp chẳng thua cậu Ba nhà nầy.Tin vui tới tai cô Tư Ngọc Cơ. Cô liền mua một xấp lụa cẩm vân màu huỳnh yến để tặng cô Bảy Ngọc Cơ. Cô vui vẻ bảo:- Rồi đây, chị sẽ về Xóm Tre thay thế chị Hai. Chị em mình sẽ được sum hiệp dưới một mái nhà.*
°Từ đó, Tú Tài Hơn cứ lui tới Xóm Tre Luôn. Ông bà Hương Giáo Giỏi địnhTết Đoan Ngọ sẽ cho làm lễ hỏi, còn Tết Trùng Duơng sẽ làm lễ cưới.Tú Tài Hơn cứ qua thăm viếng nhạc gia và cô vợ tương lai của mình luôn. Cô Hai Ngọc Diệm được cùng đi dạo với chàng trong vườn, được nhiều dịp tâm sự với chàng. Cô thỏ thẻ:- Kỳ lạ! Chỉ gặp anh lần đầu mà em tưởng chừng gặp ở đâu lâu lắm, mà lại gặp nhiều lần mới kỳ.Tú Tài Hơn hun cô thiệt nồng, bảo:- Thì hai ta đã từng gặp nhau hồi tiền kiếp, em không nghĩ đến chuyện ấy hay sao? Biết đâu đôi ta đã từng làm vợ chồng với nhau trong hằng chục kiếp cũng không biết chừng.Chàng lại bảo:- Thề có quỉ thần ở cuộc đất Định Tường nầy và thề hai vị thần hai bên vai vác chứng giám. Khi chưa gặp em, cách dây hai tháng, anh nằm chiêm bao thấy một con chồn lỡn vỡn trước mắt anh, anh đuổi theo nó, nó chạy tới bên một mỹ nhơn giống hệt em. Cô ta xưng là Hai Ngọc Diệm. Luôn bảy đem liền, anh nằm chiêm bao thấy y như vậy. Tới chừng gặp mặt em, anh giựt mình vì thấy em giống hệt người trong mộng. Vậy có kỳ không?Cậu Út Tấn Giàu từ khi đính hôn với cô Bảy Ngọc Nga rồi thì được cô cho phép gần gũi, vuốt ve, hun hít. Nhưng mỗi khi cậu đi xa hơn thì cô dùng lời nghiêm trang khuyên nhủ nên cậu càng thêm nể trọng cô lắm. Trong lúc chờ đợi ngày đám cưới, cậu út nôn nóng thấy rõ. Cậu than với cô Bảy Ngọc Nga:Em tui như mật trong chaiTui như con kiến bên ngoài ngó vôHễ gặp lúc rảnh rang, bà già Hiệp dạy ba cô Ngọc luôn cả vợ Hương Hào Nghĩa bí thuật nịch ái chồng, chỉ cách giao hợp làm sao mà vợ lẫn chồng giữ gìn sức khỏe để trẻ lâu.Ông bà Cai Tổng Tập tặngsính lễ cho cô Hai Ngọc Diệm rất hậu: một cặpvòng cẩm thạch xanh lá liễu non, một đôi bông tai cẩn kim cương 5 ly rưỡi, một xâu chuỗi huyết ngọc (cẩm thạch đỏ), một cặp vòng tay chạm bát bửu bằng vàng, một cây kiềng vàng chạm nặng một lượng, một cặp cà rá cẩn hột xa-phia, một cái trăm iất búi tóc hình trăng khuyết cẩn 9 hột kim cương, mỗi hột 3 ly.Ông bà Hương Giáo Giỏi tặng sính lễ cho cô Bảy Ngọc Nga kém hơn, toàn là bằng vàng, trừ cặp bông tai cẩn hột xoàn 5 ly và cặp cà rá cẩn ngọc điệp (loại ngọc trong vắt như pha lê bên trong có những chấm xanh, đỏ, tím, lục vàng).Đám cưới cậu Ba Tấn Hên và đám cưới cô Hai Ngọc Diệm được cử hành trong năm đầu. Còn đám cưới của cậu Út Tấn Giàu được cữ hành năm sau, vào Tết Nguơn Tiêu.Cô Hai Ngọc Diệm về làm dâu ông bà Cai Tổng Tập thì được chồng yêu, cha mẹ chồng quý mến. Cô đảm đang, lo liệu đâu đó châu đáo. Cô lại tìm mấy 4 đứa con rơi của chồng ( 2trai, 2 gái ) về nuôi và thường liên lạc với mẹ và bên ngoại của chúng. Mỗi kỳ hè cô cho phép chúng về thăm mẹ hoặc quê ngoại của chúng.Cô cưng yêu chúng chẳng khác gì con do chính cô đẻ ra. Dù hãy còn son sẻ, nhưng cô không buồn và cô thường bảo chồng:- Trời đã cho em 4 đứa con rồi đó. Em đâu cần đẻ thêm làm gì.Tú Tài Hơn lo việc ruộng nương, vườn tuợc cùng huê lợi. Thấy chàng còn nhiều thời giờ, cô Hai Ngọc Diệm khuyên chàng viết những tác phẩm văn chuơng gồm truyện dài, truyện ngắn, tập thơ, biên khảo... Chàng làm chơi mà ăn thiệt, lợi tức còn hơn là lương thầy giáo dạy lớp nhứt.Rảnh rang, Tú Tài Hơn dắt vợ về Xóm Tre thăm nhạc gia.Cô Tư Ngọc Cơ và cô Bảy Ngọc Nga rất hòa thuận với nhau. Cô Tư coi bà già Hiệp chẳng khác nào bà ngoại ruột của mình. Về đường tử tức, hai cô giống mẹ chồng, chỉ đẻ một cô con gái đầu lòng và hai cậu con trai kế rồi nín đẻ luôn.Kim Liên, Kim Huệ càng lớn lên càng thập phần kiều diễm, tiếp tục học hành ở trường Le Myre de Vilers ngoài chợ Mỹ Tho, về sau thi đậu bằng Thành Chung. Cả hai nhờ vợ chồng cô Hai Ngọc Diệm làm mai mà lấy được chồng chẳng những có khoa danh mà thuộc vào hàng thế gia vọng tộc.Riêng bà già Hiệp, từ khi cô Bảy Ngọc Nga đính hôn với cậu Út Tấn Giàu thì bà ăn chay trường, tu theo pháp môn Tịnh Độ. Bà vẫn ở trong ngôi nhà lá ở cuối vườn. Nhưng bà không bán xôi mà ở nhà bào chế vài loại thuốc trị bịnh thông thường để độ nhựt. Cậu Út Tấn Giàu đối xử với bà rất kính trọng, vẫn để cho vợ có rộng thời giờ săn sóc bà.Rồi một hôm, bà già Hiệp ngã bịnh. Cô Bảy Ngọc Nga túc trực ở nhà lá cuối vườn để tiện việc săn sóc bà. Bà cho mời ông bà Hương Giáo Giỏi đến bên giường bịnh, bảo vợ chồng cậu Út Tấn Giàu ra ngoài cho bà trối trăn vài lời với gia chủ:- Thưa ông bà, tui có thọ cái ơn lớn đối với ông Tám Vĩnh, tức là tía của ông Hương Chủ đó. Nguyên tui là con chồn tinh tu luyện gần 100 năm sắp biến hóa thành người. Khi ông Tám cất nhà nầy, tui từ bụi rậm chui ra, rủi gặp con chó Phèn chụp được. May nhờ ông Tám can thiệp mà tôi thoát móng vuốt chó dữ. Ông Tám còn sai nguời tớ trai là Bảy Hiệp săn sóc tui, nên tui đuợc bình phục. Hai năm sau, Bảy Hiệp về Bình Đông cưới vợ và săn sóc cha mẹ ảnh. Rồi trong vòng 3 năm, cha mẹ ảnh và vợ ảnh lần lượt qua dời. Lúc đó, tui có thể biến hóa được thành người, nên tình nguyện làm vợ ảnh và săn sóc đứaNGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
KHUYỄN MÃI CỰC SỐC - CỰC SÂU 30%
TỦ GIÀY THÔNG MINH X HOME TG6812

Bình luận
Tweet